nbc
02/09/10, 04:49 PM
(CauduongBKDN) Thành viên CauduongBKDN của chúng ta phần lớn là những KS, SV ngành xây dựng. Trong quá trình học tập và công tác, thế nào chúng ta cũng đụng chạm tới việc: lập hồ so mời thầu, làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, xét thầu...
X in giới thiệu loạit bài viết sau đây trên Diễn đàn VRN 500 của báo VietnamNET để mọi người cùng tham khảo một số kinh nghiệm, đặc biệt là khi đấu thầu quốc tế tại "sân nhà".
Khi chủ đầu tư không tin nhà thầu trong nước
Cập nhật lúc: 8/19/2010 1:11:44 AM (GMT+7) Phạm Huyền
(VNR500) - Vì sao tới 90% dự án thượng nguồn của Việt Nam lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc? Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, một lần bất tín, vạn lần bất tin! Nếu chỉ trách cơ chế đấu thầu, trách chủ đầu tư thôi có lẽ là chưa đủ.
Khi nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ cực "sốc" thì nhà thầu Việt Nam lại không quyết liệt marketing, chưa tạo được uy tín nên mới bị "ra rìa". Vẫn biết rằng, đặt hàng một gói thầu giá rẻ của Trung Quốc là chấp nhận một kết quả "tiền nào của nấy" nhưng khi quay sang, "bắt tay" với doanh nghiệp Việt Nam, không ít trường hợp, chủ đầu tư đã thực sự thất vọng. Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Trở lại dự án mở rộng giai đoạn 2 gang thép Thái Nguyên của công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco), nếu như thời kỳ đầu, đối tác MCC (Tập đoàn Công nghệ luyện kim Trung Quốc) làm ăn chần chừ gây chậm trễ công trình thì giờ đây, trách nhiệm này lại "nhảy" sang Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon).
[/URL]http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019802_thai_nguyen_lo_cao_1.jpg (http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019802_thai_nguyen_lo_cao_1.jpg)
Dây chuyền công nghê lò cao của nhà máy gang thép Thái Nguyên (ảnh: Phạm Huyền)
Cuối năm 2009, theo ý nguyện của MCC cần có phía Việt Nam tham gia dự án để giảm bớt khó khăn cho mình, Vinaincon đã được Bộ Công Thương giới thiệu làm thầu phụ đảm nhiệm phần xây lắp.
Trớ trêu thay, sự góp sức của Vinaincon không làm dự án "chạy" nhanh hơn mà còn làm ỳ ạch đi, khiến chủ đầu tư Tisco như ngồi trên đống lửa.
"Lượng người lao động và cách tổ chức của Vinaincon ở dự án này quả là yếu. Từ sau Tết, Vinaincon làm rất trì trệ", ông Ngô Sĩ Hán, Phó Giám đốc Công ty Tisco ngao ngán nói.
Ông Hán cho hay: "Chúng tôi đã sang Trung Quốc kiểm tra việc đặt hàng các thiết bị cho dự án thì thấy, đến nay, MCC đã đặt hàng được 90% khối lượng thiết bị rồi. Như vậy, họ đã làm nghiêm túc. Họ đã chở sang đây khoảng hơn 2.000 tấn thiết bị."
"Nhưng giờ, chúng tôi phải phanh lại việc chuyển thiết bị vì phần xây dựng của Vinaincon quá chậm. Nếu cứ cho MCC chuyển sang, thiết bị để lâu không dùng sẽ bị hư hỏng mất", ông Hán than thở.
Tổng thầu MCC đã 2 lần cho điều chỉnh tiến độ nhưng Vinaincon vẫn không đáp ứng được. Vừa rồi, Tisco lại phải ra văn bản đề nghị tổng thầu MCC cần có biện pháp cứng rắn, ép thầu phụ phải triển khai đúng tiến độ đưa ra.
Trước đó, ngày 1/7/2010, thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Dương Quang, đích thân lên Thái Nguyên họp và đã yêu cầu nhà thầu Vinaincon phải thi công dự án nghiêm túc.
Vẫn chưa đủ mạnh, đến ngày 6/8 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ này lại phải gửi văn bản nhắc nhở Vinaincon thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của Thứ trưởng Quang.
Theo ông Hán, sau hàng loạt sự thúc ép quyết liệt đó, mọi việc triển khai dự án mới có chuyển dịch và tiến bộ hơn. Vinaincon đã kéo thêm một số doanh nghiệp xây lắp nhỏ khác vào cùng làm dự án này. Đồng thời, Tổng công ty này ký với phía đối tác Trung Quốc đề nghị hỗ trợ lắp các thiết bị siêu trọng, vượt quá khả năng của đơn vị.
Nói về câu chuyện này, ông Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ: "Vinaincon là đơn vị lớn trong ngành xây lắp. Chính đơn vị này đã làm tốt dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1. Bộ cũng phải chọn mặt gửi vàng cả thì mới giới thiệu Vinaincon làm thầu phụ. Nhưng vừa qua, họ quá tải, làm nhiều dự án quá nên lực lượng bị phân tán".
"Bởi thế, việc dự án thép này ước bị chậm tiến độ 1 năm 3 tháng, không chỉ do nhà thầu Trung Quốc mà còn có cả trách nhiệm của nhà thầu Việt Nam nữa", ông Hán nói.
Vinaincon là đơn vị đã nhận được nhiều lời khen sau thành công ở dự án nhà máy xi măng Quan Sơn, nhưng thật tiếc ở dự án thép này, Tổng công ty đã để lại nhiều sự thất vọng.
Một câu chuyện của Vinaincon có thể không đủ để khẳng định rằng, nhà thầu Việt Nam làm ăn kém uy tín song, có một thực tế khó phủ nhận: nhiều chủ đầu tư Việt Nam đến nay chưa tin tưởng và không an tâm khi bắt tay với nhà thầu trong nước.
Có sức nặng nhất có lẽ phải kể đến những chia sẻ của đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị có nhiều kinh nghiệm hợp tác với nhà thầu Việt Nam.
PVN đã mạnh dạn, "dũng cảm" giao một lọat nhà máy lớn cho Lilama làm tổng thầu EPC như nhà máy điện Nhơn Trạch, nhà máy điện Cà Mau, Vũng Áng và giàn khoan dầu khí trị giá 200 triệu USD.
Thế nhưng, khi họp ở Bộ Công Thương liên quan công tác đấu thầu, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc PVN bày tỏ:"Chúng tôi ủng hộ nhà thầu trong nước nhưng khâu quản lý tổ chức thi công và tiến độ của nhà thầu trong nước hiện ra sao? Ngay như công trình do Việt Nam làm, chúng tôi thấy tiến độ cũng không đảm bảo, quản lý chưa tốt."
"Chê" nhà thầu trong nước marketing kém
Còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến những công trình dự án trọng điểm "vắng mặt" nhà thầu Việt Nam! Theo các chủ đầu tư phân tích, một phần lỗi là tại chính các nhà thầu này.
Ông Nguyễn Việt Đức, Phó TGĐ Tổng công ty Giấy Việt Nam, đã thẳng thắn phê bình: "Có lẽ marketing của ngành cơ khí Việt Nam là thua nước ngoài".
[URL="http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg"]http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg (http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg)
Công ty Thiết bị điện Đông Anh (Hà Nội) đã chế tạo được máy biến áp 500kV mà PVN lại không hề biết (ảnh: theo hanoimoi)
Ông Đức kể: "Khi chúng tôi triển khai các dự án đầu tư trong ngành giấy, thường thì, nhà cung cấp thiết bị nước ngoài đến chào bán rất nhiều, rất quyết liệt trong khi, không thấy nhà cung cấp trong nước làm vậy!".
Hiện nay, với công nghệ qui mô nhỏ, Tổng công ty Giấy phải nhập chủ yếu của Trung Quốc, còn qui mô lớn hơn, thì nhập của Nhật Bản.
"Các doanh nghiệp cơ khí cần làm tốt hơn khâu marketing này", ông Đức khuyến nghị.
Cũng rất đồng tình với nhận xét trên của ông Đức, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó TGĐ PVN cũng "chê" khâu marketing của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là rất kém.
Chẳng lấy ví dụ đâu xa, chỉ mới đây, khi đi họp ở Bộ Công Thương nội dung liên quan công tác đấu thầu, bà Hà mới được hay rằng, ở trong nước đã có công ty thiết bị điện Đông Anh chế tạo được máy biến áp 500 kV.
Bà Hà phân trần tại cuộc họp: "Tôi cũng phải xin lỗi anh Quang (TGĐ thiết bị điện Đông Anh). Thực ra mà nói, chúng tôi không biết các anh đã làm được thiết bị như vậy. Quả là rất dở. Sự tiếp xúc giữa chủ đầu tư và nhà sản xuất còn kém. Chúng ta cứ đi giới thiệu, xúc tiến quảng bá mạnh ở đâu đâu mà trong nước, nhà đầu tư lại chẳng hề biết".
Sau câu chuyện này, bà Hà đã đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương đứng ra tổ chức cho nhà sản xuất - chủ đầu tư gặp nhau, để Tập đoàn biết năng lực của nhà sản xuất trong nước, và ngược lại, nhà sản xuất biết nhu cầu chủ đầu tư.
Liệt kê thêm điểm yếu của nhà thầu Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia rượu Sài Gòn, so sánh: "Khi làm việc với nhà thầu cung cấp thiết bị nước ngoài, họ có khâu chăm sóc khách hàng rất tốt. Theo định kỳ, họ tự đến kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa miễn phí. Còn khi sử dụng thiết bị trong nước, nếu có hỏng hóc, chúng tôi phải tìm đến tận nhà sản xuất mà xin sửa chữa, rất mất thời gian".
Rồi ông Thi nhấn mạnh: "Nếu cần ưu tiên nhà thầu cung cấp thiết bị trong nước, thì chất lượng phải tương đương nước ngoài và giá tương đương thì chúng tôi mới chọn mua. Còn nếu thiết bị trong nước cũng có chất lượng tương đương mà giá cao hơn được, chúng tôi không mua được"...
Bởi, cái khổ của ông Thi là: "Tôi là chủ tịch HĐQT, nếu có bảo lưu ý kiến của tôi, cũng chỉ là 1 phiếu mà thôi, còn phải do HĐQT xem xét. Nếu không có chính sách rõ ràng thì chúng tôi khó quyết. Nếu mình tôi quyết thì nội bộ có vấn đề, vì như thế là không cùng quan điểm", ông Thi nói.
Ước 90% dự án thượng nguồn của Việt Nam lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc. Điều ấy thật đau xót nhưng có lẽ, các nhà thầu Việt Nam cũng phải nhìn lại mình để thấy nếu chỉ trách cơ chế đấu thầu, trách chủ đầu tư thôi là chưa đủ. Bởi, cạnh tranh trong WTO, trong kinh tế thị trường là vô cùng khốc liệt, một lần bất tín, vạn lần bất tin./.
Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn (http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1052)
X in giới thiệu loạit bài viết sau đây trên Diễn đàn VRN 500 của báo VietnamNET để mọi người cùng tham khảo một số kinh nghiệm, đặc biệt là khi đấu thầu quốc tế tại "sân nhà".
Khi chủ đầu tư không tin nhà thầu trong nước
Cập nhật lúc: 8/19/2010 1:11:44 AM (GMT+7) Phạm Huyền
(VNR500) - Vì sao tới 90% dự án thượng nguồn của Việt Nam lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc? Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, một lần bất tín, vạn lần bất tin! Nếu chỉ trách cơ chế đấu thầu, trách chủ đầu tư thôi có lẽ là chưa đủ.
Khi nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ cực "sốc" thì nhà thầu Việt Nam lại không quyết liệt marketing, chưa tạo được uy tín nên mới bị "ra rìa". Vẫn biết rằng, đặt hàng một gói thầu giá rẻ của Trung Quốc là chấp nhận một kết quả "tiền nào của nấy" nhưng khi quay sang, "bắt tay" với doanh nghiệp Việt Nam, không ít trường hợp, chủ đầu tư đã thực sự thất vọng. Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Trở lại dự án mở rộng giai đoạn 2 gang thép Thái Nguyên của công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco), nếu như thời kỳ đầu, đối tác MCC (Tập đoàn Công nghệ luyện kim Trung Quốc) làm ăn chần chừ gây chậm trễ công trình thì giờ đây, trách nhiệm này lại "nhảy" sang Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon).
[/URL]http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019802_thai_nguyen_lo_cao_1.jpg (http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019802_thai_nguyen_lo_cao_1.jpg)
Dây chuyền công nghê lò cao của nhà máy gang thép Thái Nguyên (ảnh: Phạm Huyền)
Cuối năm 2009, theo ý nguyện của MCC cần có phía Việt Nam tham gia dự án để giảm bớt khó khăn cho mình, Vinaincon đã được Bộ Công Thương giới thiệu làm thầu phụ đảm nhiệm phần xây lắp.
Trớ trêu thay, sự góp sức của Vinaincon không làm dự án "chạy" nhanh hơn mà còn làm ỳ ạch đi, khiến chủ đầu tư Tisco như ngồi trên đống lửa.
"Lượng người lao động và cách tổ chức của Vinaincon ở dự án này quả là yếu. Từ sau Tết, Vinaincon làm rất trì trệ", ông Ngô Sĩ Hán, Phó Giám đốc Công ty Tisco ngao ngán nói.
Ông Hán cho hay: "Chúng tôi đã sang Trung Quốc kiểm tra việc đặt hàng các thiết bị cho dự án thì thấy, đến nay, MCC đã đặt hàng được 90% khối lượng thiết bị rồi. Như vậy, họ đã làm nghiêm túc. Họ đã chở sang đây khoảng hơn 2.000 tấn thiết bị."
"Nhưng giờ, chúng tôi phải phanh lại việc chuyển thiết bị vì phần xây dựng của Vinaincon quá chậm. Nếu cứ cho MCC chuyển sang, thiết bị để lâu không dùng sẽ bị hư hỏng mất", ông Hán than thở.
Tổng thầu MCC đã 2 lần cho điều chỉnh tiến độ nhưng Vinaincon vẫn không đáp ứng được. Vừa rồi, Tisco lại phải ra văn bản đề nghị tổng thầu MCC cần có biện pháp cứng rắn, ép thầu phụ phải triển khai đúng tiến độ đưa ra.
Trước đó, ngày 1/7/2010, thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Dương Quang, đích thân lên Thái Nguyên họp và đã yêu cầu nhà thầu Vinaincon phải thi công dự án nghiêm túc.
Vẫn chưa đủ mạnh, đến ngày 6/8 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ này lại phải gửi văn bản nhắc nhở Vinaincon thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của Thứ trưởng Quang.
Theo ông Hán, sau hàng loạt sự thúc ép quyết liệt đó, mọi việc triển khai dự án mới có chuyển dịch và tiến bộ hơn. Vinaincon đã kéo thêm một số doanh nghiệp xây lắp nhỏ khác vào cùng làm dự án này. Đồng thời, Tổng công ty này ký với phía đối tác Trung Quốc đề nghị hỗ trợ lắp các thiết bị siêu trọng, vượt quá khả năng của đơn vị.
Nói về câu chuyện này, ông Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ: "Vinaincon là đơn vị lớn trong ngành xây lắp. Chính đơn vị này đã làm tốt dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1. Bộ cũng phải chọn mặt gửi vàng cả thì mới giới thiệu Vinaincon làm thầu phụ. Nhưng vừa qua, họ quá tải, làm nhiều dự án quá nên lực lượng bị phân tán".
"Bởi thế, việc dự án thép này ước bị chậm tiến độ 1 năm 3 tháng, không chỉ do nhà thầu Trung Quốc mà còn có cả trách nhiệm của nhà thầu Việt Nam nữa", ông Hán nói.
Vinaincon là đơn vị đã nhận được nhiều lời khen sau thành công ở dự án nhà máy xi măng Quan Sơn, nhưng thật tiếc ở dự án thép này, Tổng công ty đã để lại nhiều sự thất vọng.
Một câu chuyện của Vinaincon có thể không đủ để khẳng định rằng, nhà thầu Việt Nam làm ăn kém uy tín song, có một thực tế khó phủ nhận: nhiều chủ đầu tư Việt Nam đến nay chưa tin tưởng và không an tâm khi bắt tay với nhà thầu trong nước.
Có sức nặng nhất có lẽ phải kể đến những chia sẻ của đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị có nhiều kinh nghiệm hợp tác với nhà thầu Việt Nam.
PVN đã mạnh dạn, "dũng cảm" giao một lọat nhà máy lớn cho Lilama làm tổng thầu EPC như nhà máy điện Nhơn Trạch, nhà máy điện Cà Mau, Vũng Áng và giàn khoan dầu khí trị giá 200 triệu USD.
Thế nhưng, khi họp ở Bộ Công Thương liên quan công tác đấu thầu, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc PVN bày tỏ:"Chúng tôi ủng hộ nhà thầu trong nước nhưng khâu quản lý tổ chức thi công và tiến độ của nhà thầu trong nước hiện ra sao? Ngay như công trình do Việt Nam làm, chúng tôi thấy tiến độ cũng không đảm bảo, quản lý chưa tốt."
"Chê" nhà thầu trong nước marketing kém
Còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến những công trình dự án trọng điểm "vắng mặt" nhà thầu Việt Nam! Theo các chủ đầu tư phân tích, một phần lỗi là tại chính các nhà thầu này.
Ông Nguyễn Việt Đức, Phó TGĐ Tổng công ty Giấy Việt Nam, đã thẳng thắn phê bình: "Có lẽ marketing của ngành cơ khí Việt Nam là thua nước ngoài".
[URL="http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg"]http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg (http://vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019807_may_bien_ap.jpg)
Công ty Thiết bị điện Đông Anh (Hà Nội) đã chế tạo được máy biến áp 500kV mà PVN lại không hề biết (ảnh: theo hanoimoi)
Ông Đức kể: "Khi chúng tôi triển khai các dự án đầu tư trong ngành giấy, thường thì, nhà cung cấp thiết bị nước ngoài đến chào bán rất nhiều, rất quyết liệt trong khi, không thấy nhà cung cấp trong nước làm vậy!".
Hiện nay, với công nghệ qui mô nhỏ, Tổng công ty Giấy phải nhập chủ yếu của Trung Quốc, còn qui mô lớn hơn, thì nhập của Nhật Bản.
"Các doanh nghiệp cơ khí cần làm tốt hơn khâu marketing này", ông Đức khuyến nghị.
Cũng rất đồng tình với nhận xét trên của ông Đức, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó TGĐ PVN cũng "chê" khâu marketing của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là rất kém.
Chẳng lấy ví dụ đâu xa, chỉ mới đây, khi đi họp ở Bộ Công Thương nội dung liên quan công tác đấu thầu, bà Hà mới được hay rằng, ở trong nước đã có công ty thiết bị điện Đông Anh chế tạo được máy biến áp 500 kV.
Bà Hà phân trần tại cuộc họp: "Tôi cũng phải xin lỗi anh Quang (TGĐ thiết bị điện Đông Anh). Thực ra mà nói, chúng tôi không biết các anh đã làm được thiết bị như vậy. Quả là rất dở. Sự tiếp xúc giữa chủ đầu tư và nhà sản xuất còn kém. Chúng ta cứ đi giới thiệu, xúc tiến quảng bá mạnh ở đâu đâu mà trong nước, nhà đầu tư lại chẳng hề biết".
Sau câu chuyện này, bà Hà đã đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương đứng ra tổ chức cho nhà sản xuất - chủ đầu tư gặp nhau, để Tập đoàn biết năng lực của nhà sản xuất trong nước, và ngược lại, nhà sản xuất biết nhu cầu chủ đầu tư.
Liệt kê thêm điểm yếu của nhà thầu Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia rượu Sài Gòn, so sánh: "Khi làm việc với nhà thầu cung cấp thiết bị nước ngoài, họ có khâu chăm sóc khách hàng rất tốt. Theo định kỳ, họ tự đến kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa miễn phí. Còn khi sử dụng thiết bị trong nước, nếu có hỏng hóc, chúng tôi phải tìm đến tận nhà sản xuất mà xin sửa chữa, rất mất thời gian".
Rồi ông Thi nhấn mạnh: "Nếu cần ưu tiên nhà thầu cung cấp thiết bị trong nước, thì chất lượng phải tương đương nước ngoài và giá tương đương thì chúng tôi mới chọn mua. Còn nếu thiết bị trong nước cũng có chất lượng tương đương mà giá cao hơn được, chúng tôi không mua được"...
Bởi, cái khổ của ông Thi là: "Tôi là chủ tịch HĐQT, nếu có bảo lưu ý kiến của tôi, cũng chỉ là 1 phiếu mà thôi, còn phải do HĐQT xem xét. Nếu không có chính sách rõ ràng thì chúng tôi khó quyết. Nếu mình tôi quyết thì nội bộ có vấn đề, vì như thế là không cùng quan điểm", ông Thi nói.
Ước 90% dự án thượng nguồn của Việt Nam lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc. Điều ấy thật đau xót nhưng có lẽ, các nhà thầu Việt Nam cũng phải nhìn lại mình để thấy nếu chỉ trách cơ chế đấu thầu, trách chủ đầu tư thôi là chưa đủ. Bởi, cạnh tranh trong WTO, trong kinh tế thị trường là vô cùng khốc liệt, một lần bất tín, vạn lần bất tin./.
Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn (http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1052)