Zeus
15/10/07, 05:11 PM
Bài học đầu tiên: Không lãnh đạo người khác!
(Lanhdao.net) - "Em rất thích làm lãnh đạo" - Phan Ngọc Chung, sinh viên năm thứ hai của Học viện Quan hệ Quốc tế thổ lộ. Cậu đã ấp ủ mong ước trở thành một nhà "lãnh đạo chính trị" từ trước đó rất lâu. Ngay từ khi còn học cấp III, Chung đã rất mê bàn chuyện "thế sự" với "cạ cứng" của mình. Thế nên, không chờ tới lúc ra trường, làm việc, "thăng quan"... sau vài (hoặc vài chục) năm mới biết lãnh đạo là gì, ngay từ bây giờ, Chung quyết định "cắp cặp" đi học... "làm lãnh đạo".
Bài học khai tâm: Không phải là lãnh đạo người khác!
Lớp học của Phan Ngọc Chung do ông Nguyễn Nguyên Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Thiện Tâm đứng ra tổ chức. Ký túc xá Đại học Dược có vẻ ngoài khá yên ắng, nhưng trong lớp của Chung, không khí lại vô cùng sôi động. Trong lúc học về lý thuyết, không có bạn nào "ngáp ngủ", vì bài giảng được minh họa bằng hình ảnh dễ nhớ và thú vị. Mỗi chủ đề lại có rất nhiều tình huống cụ thể minh họa và "nhập vai". Những bài học bất ngờ và các tình huống sáng tạo đem lại cho học viên cơ hội được "thể hiện" hết mình. Những tràng tay và tiếng cười giòn giã cho màn trình diễn của ai "ấn tượng" nhất, "ngộ nghĩnh" nhất hoặc cả... "kỳ quặc" nhất.
Ban đầu, các bạn học viên đặt ra biết bao nhiêu là "vấn đề" xung quanh hai chữ "lãnh đạo". "Lãnh đạo là người như thế nào, phải có phẩm chất gì? Làm thế nào để trở thành người lãnh đạo? Để trở thành lãnh đạo, sẽ phải học những kỹ năng gì? Tôi có thể là lãnh đạo được không? Nếu là "sếp", tôi sẽ sử dụng uy quyền của mình ra sao?..." Đây là những câu hỏi "nóng nhất" mà bạn nào cũng muốn được giải đáp và áp dụng ngay tức thì. Không ít bạn đã mường tượng hai chữ "lãnh đạo" gắn liền với những điều thật "vĩ đại", "hoành tráng" và "lớn lao", nhưng bên cạnh đó, cũng có bạn còn cảm thấy e dè...
http://www.lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/10/Ngoc_Chung.jpg
Phan Ngọc Chung (áo đỏ) đang "điều hành" một buổi học. Ảnh: Minh
Cũng giống như Ngọc Chung, Đỗ Minh Phương đến lớp học này với mục đích "bổ sung thêm" vốn kiến thức và kinh nghiệm làm... "sếp" ngay từ khi còn là sinh viên. Trước đó, Minh Phương đã có "thâm niên" làm lãnh đạo trong vai trò làm lớp trưởng, lớp phó ... từ hồi cấp I, cấp II.
Mặc dù kinh nghiệm "đầy mình" từ những năm làm cán bộ như vậy, nhưng sau 20 buổi học, Minh Phương đã "vỡ ra" được biết bao điều. Cô phải thốt lên rằng: "lớp học gây cho em rất nhiều bất ngờ đấy, nhờ đó, em khám phá được rất nhiều thứ về bản thân mình, về khả năng của bản thân, về tất cả những cái trong đời sống hàng ngày mình có gặp phải nhưng mà chưa bao giờ nghĩ đến".
http://www.lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/10/Minh_Phuong.jpg
Đỗ Minh Phương - sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa. Ảnh: Minh
Điều đầu tiên mà Minh Phương "vỡ ra" là: hóa ra, "lãnh đạo" không bắt đầu từ việc "thét ra lửa", cũng không phải là việc "chỉ đạo" người khác phục tùng theo mệnh lệnh của mình... Bài học "khai tâm" của Minh Phương và Ngọc Chung về lãnh đạo lại hề không liên quan gì tới việc lãnh đạo. Nó bắt đầu từ việc tưởng như rất đơn giản: đi tìm "nội lực" trong chính bản thân mình...
Thầy Nguyên Tuấn lý giải: văn hóa học tập của chúng ta đưa đến thiên hướng các môn tự nhiên rất nhiều, và dẫn tới tư tưởng đánh giá mọi việc theo tiêu chí Đúng - Sai. Từ đó, việc đánh giá người khác và đánh giá bản thân cũng bị rập khuôn theo tiêu chí đó. Nếu như việc đánh giá Đúng - Sai quá nhiều thì nó dẫn hệ quả là lúc nào các bạn cũng cảm thấy mình còn rất nhiều thiếu sót, rất nhiều khó khăn.
Và khi mình thấy phần sai là nhiều, cô giáo bảo mình sai, bạn bè bảo mình sai, thì sự tự tin của bản thân bị mất đi. Các bạn thấy là mình không có nhiều sức mạnh nội tâm ở bên trong bản thân mình, cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện, và sẽ luôn bị thụ động từ môi trường bên ngoài. Nhưng các bạn không biết một điều rằng, ngay trong chính bản thân các bạn đã có nội lực của mình rồi!
Khi tìm được "nội lực" của bản thân, các bạn hiểu rằng mình có quyền chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình cũng như khi ...Bill Gates quyết định bỏ học. Ông bỏ học từ năm thứ hai và đi theo con đường riêng. Bill Gates chấp nhận đối mặt với khó khăn là phải rèn luyện, xây dựng cho một tổ chức riêng. Hành động của ông nói lên một điều: ngay từ ban đầu, ông biết chắc là mình có quyền được lựa chọn việc đó.
Kỹ năng lắng nghe từ chiếc búa
Buổi học về kỹ năng lắng nghe bắt đầu với một chiếc búa. Trên chiếc búa có buộc 6 sợi dây. Mỗi bạn cầm một sợi dây và thầy giáo ra "bài tập": "Đố ai có thể lấy được chiếc búa?". Thầy giáo vừa dứt lời, cả 6 bạn đều ra sức co kéo. Ai cũng cố kéo thật mạnh, thật khoẻ... cho tới khi các sợi dây quanh chiếc búa muốn đứt tung ra. Ngay lập tức, tất cả những "vận động viên" hiếu thắng chợt nhận ra 2 nguy cơ: một là, các sợi dây có thể bị đứt; hai là, người nào giành được phần thắng cũng sẽ "lãnh đủ" từ chiến lợi phẩm nặng trịch.
Sau màn "kéo co" căng thẳng, cả lớp thở phào nhẹ nhõm và nhận ra bài học sâu sắc: trong tổ chức, nếu cá nhân nào cũng giành phần thắng về phía mình, thì mọi kết cục đều tệ như nhau!
Cực kỳ sôi nổi và đầy "khí thế" trong mỗi giờ thực hành, nhưng Minh Phương không hiểu vì sao nhóm của mình lại thua các nhóm khác. Chỉ đến khi "học từ chiếc búa", Phương mới hiểu ra nguyên nhân chính của thất bại: "vì không có người lãnh đạo" và "từ đầu tới cuối, bọn em nói quá nhiều" nên không ai nghe ai cả. Lúc này, Phương "tự vấn" bản thân về quãng thời gian còn nắm quyền "sếp của lớp": từ trước tới giờ, mình đã bao giờ thực sự lắng nghe?
Người lãnh đạo là người làm công tác hỗ trợ, mà muốn hỗ trợ tốt thì họ phải hiểu, mà muốn hiểu thì phải lắng nghe.
Minh Phương đi đến kết luận: "Lãnh đạo phải là người có bản lĩnh, là người biết lắng nghe, biết phân biệt đúng sai. Vì nhiều khi nhân viên đúng, nhưng anh lãnh đạo lại nghe những lời đồn đại, cho là nhân viên sai, như vậy là không được. Lãnh đạo phải biết thông cảm cho nhân viên, đừng có ra vẻ: "À, ta đây là lãnh đạo rồi, ta cao hơn mọi người" rồi đàn áp nhân viên của mình. Như vậy là không được".
Vậy người lãnh đạo sẽ phải lắng nghe như thế nào? Giải đáp của thầy Nguyên Tuấn là:
- Lắng nghe và lãnh đạo bản thân mình.
Vốn dĩ những gì chúng ta thu nhận được đều từ cuộc sống, rồi sau này chúng ta mới học được việc khám phá, nghĩa là ta lắng nghe bản thân mình trước. Nhưng do sự chi phối của thế giới bên ngoài tác động quá nhiều nên chúng ta bắt đầu cuốn theo hoạt động đó, cuốn theo xã hội, cuốn theo xu thế của thời đại. Do đó, chúng ta bị mất đi khoảng lặng để lắng nghe bản thân.
Đối với một cuộc sống tương lai lâu dài, đặc biệt các bạn là người lãnh đạo, thì các bạn đã chuẩn bị cho nó hay chưa? Hay là các bạn đang bị cuốn theo xu hướng của người khác. Người ta bảo rằng lãnh đạo là phải lập doanh nghiệp thế này, phải có tiền như thế kia, nhưng các bạn đã có sự lắng nghe trước hay chưa, đã có sự chuẩn bị trước cho điều đó hay chưa? Đó là bài học đầu tiên. Chỉ khi người lãnh đạo lắng nghe chính bản thân mình thì anh ta mới có thể lãnh đạo được bản thân mình.
- Lắng nghe và lãnh đạo mọi người.
Khi làm việc, sinh hoạt với đồng đội, đó là lúc các bạn lắng nghe người khác. Và lúc đó, các bạn biết là có thể lãnh đạo người khác như thế nào. Nếu như các bạn không thực sự lắng nghe thì các bạn không biết một thủ lĩnh thực sự là như thế nào. Doanh nghiệp muốn phát triển thì người lãnh đạo phải lắng nghe nhu cầu của khách hàng, của thị trường và sau đó đưa ra quyết định. Trong tổ chức, lãnh đạo cũng phải lắng nghe được các nhu cầu, suy nghĩ của các thành viên ra sao, cộng với của chính bản thân mình, từ đó mới đưa ra được định hướng cuối cùng.
Nguồn: Lanhdao.net
(Lanhdao.net) - "Em rất thích làm lãnh đạo" - Phan Ngọc Chung, sinh viên năm thứ hai của Học viện Quan hệ Quốc tế thổ lộ. Cậu đã ấp ủ mong ước trở thành một nhà "lãnh đạo chính trị" từ trước đó rất lâu. Ngay từ khi còn học cấp III, Chung đã rất mê bàn chuyện "thế sự" với "cạ cứng" của mình. Thế nên, không chờ tới lúc ra trường, làm việc, "thăng quan"... sau vài (hoặc vài chục) năm mới biết lãnh đạo là gì, ngay từ bây giờ, Chung quyết định "cắp cặp" đi học... "làm lãnh đạo".
Bài học khai tâm: Không phải là lãnh đạo người khác!
Lớp học của Phan Ngọc Chung do ông Nguyễn Nguyên Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Thiện Tâm đứng ra tổ chức. Ký túc xá Đại học Dược có vẻ ngoài khá yên ắng, nhưng trong lớp của Chung, không khí lại vô cùng sôi động. Trong lúc học về lý thuyết, không có bạn nào "ngáp ngủ", vì bài giảng được minh họa bằng hình ảnh dễ nhớ và thú vị. Mỗi chủ đề lại có rất nhiều tình huống cụ thể minh họa và "nhập vai". Những bài học bất ngờ và các tình huống sáng tạo đem lại cho học viên cơ hội được "thể hiện" hết mình. Những tràng tay và tiếng cười giòn giã cho màn trình diễn của ai "ấn tượng" nhất, "ngộ nghĩnh" nhất hoặc cả... "kỳ quặc" nhất.
Ban đầu, các bạn học viên đặt ra biết bao nhiêu là "vấn đề" xung quanh hai chữ "lãnh đạo". "Lãnh đạo là người như thế nào, phải có phẩm chất gì? Làm thế nào để trở thành người lãnh đạo? Để trở thành lãnh đạo, sẽ phải học những kỹ năng gì? Tôi có thể là lãnh đạo được không? Nếu là "sếp", tôi sẽ sử dụng uy quyền của mình ra sao?..." Đây là những câu hỏi "nóng nhất" mà bạn nào cũng muốn được giải đáp và áp dụng ngay tức thì. Không ít bạn đã mường tượng hai chữ "lãnh đạo" gắn liền với những điều thật "vĩ đại", "hoành tráng" và "lớn lao", nhưng bên cạnh đó, cũng có bạn còn cảm thấy e dè...
http://www.lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/10/Ngoc_Chung.jpg
Phan Ngọc Chung (áo đỏ) đang "điều hành" một buổi học. Ảnh: Minh
Cũng giống như Ngọc Chung, Đỗ Minh Phương đến lớp học này với mục đích "bổ sung thêm" vốn kiến thức và kinh nghiệm làm... "sếp" ngay từ khi còn là sinh viên. Trước đó, Minh Phương đã có "thâm niên" làm lãnh đạo trong vai trò làm lớp trưởng, lớp phó ... từ hồi cấp I, cấp II.
Mặc dù kinh nghiệm "đầy mình" từ những năm làm cán bộ như vậy, nhưng sau 20 buổi học, Minh Phương đã "vỡ ra" được biết bao điều. Cô phải thốt lên rằng: "lớp học gây cho em rất nhiều bất ngờ đấy, nhờ đó, em khám phá được rất nhiều thứ về bản thân mình, về khả năng của bản thân, về tất cả những cái trong đời sống hàng ngày mình có gặp phải nhưng mà chưa bao giờ nghĩ đến".
http://www.lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/10/Minh_Phuong.jpg
Đỗ Minh Phương - sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa. Ảnh: Minh
Điều đầu tiên mà Minh Phương "vỡ ra" là: hóa ra, "lãnh đạo" không bắt đầu từ việc "thét ra lửa", cũng không phải là việc "chỉ đạo" người khác phục tùng theo mệnh lệnh của mình... Bài học "khai tâm" của Minh Phương và Ngọc Chung về lãnh đạo lại hề không liên quan gì tới việc lãnh đạo. Nó bắt đầu từ việc tưởng như rất đơn giản: đi tìm "nội lực" trong chính bản thân mình...
Thầy Nguyên Tuấn lý giải: văn hóa học tập của chúng ta đưa đến thiên hướng các môn tự nhiên rất nhiều, và dẫn tới tư tưởng đánh giá mọi việc theo tiêu chí Đúng - Sai. Từ đó, việc đánh giá người khác và đánh giá bản thân cũng bị rập khuôn theo tiêu chí đó. Nếu như việc đánh giá Đúng - Sai quá nhiều thì nó dẫn hệ quả là lúc nào các bạn cũng cảm thấy mình còn rất nhiều thiếu sót, rất nhiều khó khăn.
Và khi mình thấy phần sai là nhiều, cô giáo bảo mình sai, bạn bè bảo mình sai, thì sự tự tin của bản thân bị mất đi. Các bạn thấy là mình không có nhiều sức mạnh nội tâm ở bên trong bản thân mình, cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện, và sẽ luôn bị thụ động từ môi trường bên ngoài. Nhưng các bạn không biết một điều rằng, ngay trong chính bản thân các bạn đã có nội lực của mình rồi!
Khi tìm được "nội lực" của bản thân, các bạn hiểu rằng mình có quyền chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình cũng như khi ...Bill Gates quyết định bỏ học. Ông bỏ học từ năm thứ hai và đi theo con đường riêng. Bill Gates chấp nhận đối mặt với khó khăn là phải rèn luyện, xây dựng cho một tổ chức riêng. Hành động của ông nói lên một điều: ngay từ ban đầu, ông biết chắc là mình có quyền được lựa chọn việc đó.
Kỹ năng lắng nghe từ chiếc búa
Buổi học về kỹ năng lắng nghe bắt đầu với một chiếc búa. Trên chiếc búa có buộc 6 sợi dây. Mỗi bạn cầm một sợi dây và thầy giáo ra "bài tập": "Đố ai có thể lấy được chiếc búa?". Thầy giáo vừa dứt lời, cả 6 bạn đều ra sức co kéo. Ai cũng cố kéo thật mạnh, thật khoẻ... cho tới khi các sợi dây quanh chiếc búa muốn đứt tung ra. Ngay lập tức, tất cả những "vận động viên" hiếu thắng chợt nhận ra 2 nguy cơ: một là, các sợi dây có thể bị đứt; hai là, người nào giành được phần thắng cũng sẽ "lãnh đủ" từ chiến lợi phẩm nặng trịch.
Sau màn "kéo co" căng thẳng, cả lớp thở phào nhẹ nhõm và nhận ra bài học sâu sắc: trong tổ chức, nếu cá nhân nào cũng giành phần thắng về phía mình, thì mọi kết cục đều tệ như nhau!
Cực kỳ sôi nổi và đầy "khí thế" trong mỗi giờ thực hành, nhưng Minh Phương không hiểu vì sao nhóm của mình lại thua các nhóm khác. Chỉ đến khi "học từ chiếc búa", Phương mới hiểu ra nguyên nhân chính của thất bại: "vì không có người lãnh đạo" và "từ đầu tới cuối, bọn em nói quá nhiều" nên không ai nghe ai cả. Lúc này, Phương "tự vấn" bản thân về quãng thời gian còn nắm quyền "sếp của lớp": từ trước tới giờ, mình đã bao giờ thực sự lắng nghe?
Người lãnh đạo là người làm công tác hỗ trợ, mà muốn hỗ trợ tốt thì họ phải hiểu, mà muốn hiểu thì phải lắng nghe.
Minh Phương đi đến kết luận: "Lãnh đạo phải là người có bản lĩnh, là người biết lắng nghe, biết phân biệt đúng sai. Vì nhiều khi nhân viên đúng, nhưng anh lãnh đạo lại nghe những lời đồn đại, cho là nhân viên sai, như vậy là không được. Lãnh đạo phải biết thông cảm cho nhân viên, đừng có ra vẻ: "À, ta đây là lãnh đạo rồi, ta cao hơn mọi người" rồi đàn áp nhân viên của mình. Như vậy là không được".
Vậy người lãnh đạo sẽ phải lắng nghe như thế nào? Giải đáp của thầy Nguyên Tuấn là:
- Lắng nghe và lãnh đạo bản thân mình.
Vốn dĩ những gì chúng ta thu nhận được đều từ cuộc sống, rồi sau này chúng ta mới học được việc khám phá, nghĩa là ta lắng nghe bản thân mình trước. Nhưng do sự chi phối của thế giới bên ngoài tác động quá nhiều nên chúng ta bắt đầu cuốn theo hoạt động đó, cuốn theo xã hội, cuốn theo xu thế của thời đại. Do đó, chúng ta bị mất đi khoảng lặng để lắng nghe bản thân.
Đối với một cuộc sống tương lai lâu dài, đặc biệt các bạn là người lãnh đạo, thì các bạn đã chuẩn bị cho nó hay chưa? Hay là các bạn đang bị cuốn theo xu hướng của người khác. Người ta bảo rằng lãnh đạo là phải lập doanh nghiệp thế này, phải có tiền như thế kia, nhưng các bạn đã có sự lắng nghe trước hay chưa, đã có sự chuẩn bị trước cho điều đó hay chưa? Đó là bài học đầu tiên. Chỉ khi người lãnh đạo lắng nghe chính bản thân mình thì anh ta mới có thể lãnh đạo được bản thân mình.
- Lắng nghe và lãnh đạo mọi người.
Khi làm việc, sinh hoạt với đồng đội, đó là lúc các bạn lắng nghe người khác. Và lúc đó, các bạn biết là có thể lãnh đạo người khác như thế nào. Nếu như các bạn không thực sự lắng nghe thì các bạn không biết một thủ lĩnh thực sự là như thế nào. Doanh nghiệp muốn phát triển thì người lãnh đạo phải lắng nghe nhu cầu của khách hàng, của thị trường và sau đó đưa ra quyết định. Trong tổ chức, lãnh đạo cũng phải lắng nghe được các nhu cầu, suy nghĩ của các thành viên ra sao, cộng với của chính bản thân mình, từ đó mới đưa ra được định hướng cuối cùng.
Nguồn: Lanhdao.net